Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp
Gỗ Hiếu Hương – Nhà cung cấp Laminate cao cấp tại Hải Phòng
Gỗ công nghiệp có màu sắc đa dạng được cấu tạo bởi 2 lớp: lớp gỗ nhân tạo (lớp code gỗ) và lớp phủ gỗ bề mặt. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, gỗ công nghiệp được sản xuất phong phú, đa dạng và có tính thẩm mỹ cao. Tại thị trường Việt Nam có 4 loại lớp phủ gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến đó là lớp phủ Melamine, Laminate, Veneer và Acrylic. Các lớp phủ gỗ công nghiệp này có tác dụng bảo vệ bề mặt cho lớp code gỗ, tăng độ bền cũng như tăng độ thẩm mỹ cho các đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp. Hãy cùng Gỗ Hiếu Hương – nhà cung cấp laminate cao cấp tìm hiểu kỹ hơn về các loại bề mặt này qua bài viết dưới đây
1. Lớp phủ gỗ Melamine
- Lớp phủ gỗ này có tên viết tắt là MFC – Melamine Face Chipboard, được tạo từ nhựa tổng hợp. Lớp phủ gỗ này có đặc điểm là siêu mỏng, chỉ dày khoảng 0.4 đến 1 zem (1zem = 0.1mm) thường được phủ lên lớp code gỗ ván dăm hoặc ván mịn.
- Sau khi hoàn thiện lớp phủ gỗ Melamine thì tấm gỗ công nghiệp có độ dày khoảng 18mm hoặc 25mm. Ưu điểm nổi trội của tấm gỗ công nghiệp được phủ lớp Melamine là có màu sắc đa dạng, tươi mới được sử dụng rất nhiều trong các văn phòng làm việc, nội thất gia đình hoặc trong khách sạn.
- Hơn thế nữa, lớp phủ này có khả năng chống cong vênh, mối mọt code gỗ giúp cho các sản phẩm làm từ loại gỗ này có độ bền cao, tính thẩm mỹ duy trì theo thời gian lâu dài. Đặc biệt, code gỗ có lớp phủ Melamine có bề mặt bóng mượt tạo cảm giác dễ chịu, an toàn khi dùng tay chạm trực tiếp lên bề mặt.
2. Lớp phủ gỗ Laminate
- Tương tự như lớp phủ gỗ Melamine, lớp phủ gỗ Laminate cũng là lớp nhựa tổng hợp nhưng độ dày của lớp Laminate dày hơn nhiều lần (0.5-1mm). Vì vậy, một cách dễ dàng để phân biệt gỗ công nghiệp phủ lớp Melamine và Laminate là thông qua độ dày mỏng của tấm gỗ.
- Ngoài phủ lên code gỗ ván dán và code gỗ ván mịn thì lớp phủ Laminate còn được dán lên gỗ uốn cong theo công nghệ postforming.
- Lớp phủ gỗ Laminate giúp tấm gỗ có những đường cong mềm mại, duyên dáng do đó được ứng dụng khá phổ biến trong việc chế tạo các đồ nội thất như bàn ghế, tủ kệ, cầu thang, vách ngăn,…
- Code gỗ được phủ lớp Laminate được đánh giá có tính ổn định cao, màu sắc phong phú, đồng đều, đặc biệt là có khả năng chịu lực cao và chịu các tác tác nhân từ môi trường tốt.
- Hơn thế nữa lớp phủ gỗ Laminate có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau được nhiều người yêu thích như:
– Laminate vân gỗ, vân đá tạo cảm giác cho con người gần gũi với thiên nhiên, thoải mái, dễ chịu. Ngoài ra, để chân thực hơn, lớp phủ này cũng có thể thết kế có độ nhám, sần sùi như đá hay gỗ tự nhiên. Loại gỗ công nghiệp này được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở, văn phòng, khách sạn,…
– Laminate màu trơn với hơn 100 màu được đánh bóng, mịn màng khi chạm vào mang tính mới mẻ, hiện đại. Loại gỗ công nghiệp này thường được ứng dụng để làm tấm ốp tường, trần, kệ,…
- Không phải tự nhiên mà lớp phủ Laminate được nhiều người tin dùng như vậy, bởi lẽ Laminate có độ bóng cao, tính phản chiếu tốt mang tính hiện đại, sang trọng, cao cấp cho không gian nhà bạn. Ngoài ra, lớp phủ này rất đa dạng màu sắc cho bạn thoải mái lựa chọn.
3. Lớp phủ gỗ Veneer
- Veneer là lớp phủ bắt nguồn từ gỗ tự nhiên sau đó được cắt thành nhiều lát nhỏ từ 0.3mm đến 0.6mm. Tuy nhiên, độ rộng của loại gỗ này không quy định mà thường sản xuất trung bình khoảng 180mm, dài 240mm. Lớp phủ này được phủ lên code gỗ rồi được phơi hoặc sấy khô.
- Loại code gỗ thường được phủ Veneer là MDF hoặc Okal và được tráng keo lên bề mặt lớp phủ để tăng độ bền cho sản phẩm.
- Sau khi có nhiều lát mỏng Veneer thì ta dùng máy thực hiện quá trình ép các tấm này lại với nhau đến khi tạo thành một tấm gỗ công nghiệp phẳng. Quá trình này đòi hỏi phải có máy ép chuyên dụng, có thể ép nóng hoặc ép nguội và dùng máy để tạo bề mặt Veneer cho láng mịn, đồng đều.
- Điểm nổi bật vượt trội của lớp phủ này là dễ dàng thi công, dễ cắt nhỏ và ghép lại với nhau. Ngoài ra, chi phí để sản xuất một tấm gỗ công nghiệp phủ lớp Veneer thấp hơn rất nhiều chi phí để có được một tấm gỗ tự nhiên.
- Hơn thế nữa, loại gỗ này dễ tạo hình dạng khác nhau với những đường cong tuyệt đẹp tùy vào ý tưởng của người sản xuất và có màu sắc phong phú, đa dạng.
- Với những ưu điểm trên, gỗ công nghiệp sử dụng lớp phủ Veneer thường được ứng dụng để trang trí nội thất, phần ván cửa để giúp cho đồ vật được sáng bóng, thu hút ánh nhìn.
4. Lớp phủ gỗ Acrylic
- Acrylic là nhựa trong suốt được bắt nguồn từ tinh dầu mỏ và có tên là poly methyl methacrylate, viết tắt là PMMA. Do Acrylic có dạng trong suốt nên nhiều người gọi nó là Acrylic Glass (kính thủy tinh). Bên cạnh đó, Acrylic ngày càng cải tiến với nhiều màu khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng.
- Acrylic là một loại vật liệu có bề mặt phẳng mịn, có độ sáng bóng, tinh tế và hiện đại. Riêng tại Việt Nam, mọi người thường gọi phổ biến với tên là Mica.
- Gỗ công nghiệp được phủ Acrylic có trọng lượng nhỏ hơn so với các loại gỗ khác nên dễ dàng trong việc vận chuyển. Ngoài ra, lớp phủ gỗ này dễ gia công thành nhiều hình thù khác nhau và có độ bền tương đối tốt, chống được các tác nhân vật lý.
- Với những ưu điểm về độ bền, màu sắc, Acrylic được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thiết kế nội thất trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng như kệ đặt tivi, tủ bếp hay tủ quần áo,…
Hy vọng bài viết này của Gỗ Hiếu Hương – nhà cung cấp laminate cao cấp sẽ giúp các bạn hiểu biết thêm về các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp và có cái nhìn tổng quát về loại gỗ này. Qua đó sẽ giúp ích thật nhiều khi các bạn có ý định lựa chọn các sản phẩm chế tác từ gỗ công nghiệp.
CÔNG TY TNHH HIẾU HƯƠNG:
☎ Hotline: 0984.777.860 – 0767.82.8888
Website: https://gohieuhuong.vn
Gmail: congtyhieuhuong@gmail.com